Việc lập đảng của ông Lê Hiếu Đằng: Không khả thi.

                     Trước những suy thoái kinh tế toàn cầu, đặc biệt là những biến cố của xã hội, bất ổn chính trị, sắc tộc, lật đổ, khủng bố… của thế giới thời gian qua đã làm cho tình hình chính trị thế giới nóng lên hàng ngày nói chung và của Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhìn nhận chủ quan cứ ngỡ rằng, từ năm 2010, 2011, 2012 diễn biến Bắc Phi và Trung Đông như Bahrain, Iran, Jordan, Lybia, Yemen… Cách mạng Hoa Lài có thể ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam và nhân sự kiện đó là bác sỹ Nguyễn Đan Quế (chủ tịch Cao Trào Nhân Bản ở Sài Gòn, Việt Nam) kêu gọi xuống đường, lật đổ chế độ nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, chưa kịp xuống đường thì ông đã bị bắt, xử lý và bị quản thúc tại gia. Và gần đây là tình hình Ai cập lại rơi vào vết xe đổ của Syria khi quân đội của Thủ tướng lâm thời Ai Cập Hazem el-Beblawi với tổ chức Anh em Hồi giáo xảy ra xung đột đầy bạo lực, đổ máu. Chính phủ lâm thời đã bắt giữ, thủ lĩnh tinh thần tối cao của Anh em Hồi giáo Mohammed Badie và 5 lãnh đạo cấp cao khác của tổ chức này và dự kiến sỹ đưa ra xét xử vào ngày 29/10/2013. Tuy nhiên, theo đánh giá, bất ổn sẽ tiếp tục gia tăng tại Ai Cập và nhất là tại khu vực bán đảo Sinai, nơi căn cứ của các chiến binh Hồi giáo. Tình hình nội chiến rất khó giải quyết, vấn đề nội chiến Ai Cập đẫm máu, mang màu sắc Syria năm 2011. Vậy, nhiều đảng, nhiều tổ chức hay chiến tranh, lật đổ thì ai sẽ có lợi, ai sẽ là nạn nhân.

                     Tại Việt Nam, từ năm 2008, xuất phát điểm từ kích động biểu tình phản đối việc rước đuốc Olympic Bắc Kinh qua TpHCM có liên quan tới Hoàng Sa- Trường Sa – Việt Nam. Kế đến là năm 2009, 2012, 2013 có nhiều kêu gọi biểu tình lý do chống Trung Quốc, bảo vệ Biển đảo, hay biến tướng ủng hộ “người yêu nước” là những người chống nhà nước Việt Nam bị chính quyền xử lý…, hoạt động tập dượt cho cách mạng đường phố dưới sự tài trợ của tổ chức đảng Việt Tân, các tổ chức chống đối ở Hải ngoại. Những cá nhân, tổ chức này dùng nhiều chiêu bài, cho người đi huấn luyện ở nước ngoài, dùng tiền mua chuộc số “blogger vô công không có tiền”, số dân khiếu kiện để tụ tập dưới chiêu bài yêu nước, chống xâm lấn của Trung Quốc tại Biển đông; kích động tư tưởng yêu nước của một số trí thức bất mãn, trí thức háo thắng, kẻ cơ hội xuống đường biểu tình. Cho rằng, chính quyền không giám lên tiếng, rồi giật dây, kích động 42 vị “nhân sỹ trí thức” ký kiến nghị thư kêu gọi biểu tình. Nhân vật đứng đầu cũng là ông trong Mặt trân Tổ quốc TpHCM như Lê Hiếu Đằng, rồi Hồ Ngọc Nhuận, Huỳnh Tấn Mẫm… những vị này đều đã già, hưu trí nên nghĩ rằng không ai dám đụng đến hay nếu có cũng đỡ bị đàn áp, bắt bớ. Nhưng rất tiếc, các vị đã không đạt được như ý muốn và hôm nay “BỰC MÌNH” kêu gọi lập đảng Dân chủ xã hội. Nhưng với “cái tài”, “cái đức” hiện có của các vị thì lập đảng Dân chủ xã hội sẽ không khả thi, vì:

                     Đứng đầu kêu gọi lập đảng là ông Lê Hiếu Đằng, sinh năm 1944, hưu trí, đang được trưng dụng làm việc tại “Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật” thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc TphCM, giữ chức Phó chủ nhiệm đoàn. Tổ chức này có danh, không có thực, nằm trong sự kiểm soát và chỉ đạo của UBNDTpHCM. Ông Đằng đã già, từ trước tới nay chưa làm được việc gì có ích cho xã hội ngoài việc “tư tú”, đưa vợ con vào làm những bộ phận béo bở, móc ngoặc ăn chia….Dù lên tiếng này kia nhưng thực tế, ông Đằng hiện đã hết khả năng để bắt tay vào công việc xã hội chứ chưa nói đến chỉ đạo đảng chính trị, đây chỉ là tiếng nói suông nhằm che đậy bản chất “thối”… Dù có người cho rằng, những ý kiến ông viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” nói lên cái tâm lý, thực trạng quay lưng với cộng sản, trở cờ… nhưng đây chỉ là nỗi “trăn trở” của ông, muốn làm một cái gì đó cho dân tộc, có lợi cho đất nước chứ không có ý chống lại bộ máy lãnh đạo hiện tại trước lúc ông qua đời (chết). Có chăng chỉ là sự phản biện, “đấu tranh trong cái tất yếu để tìm ra chân lý”. Chứng tỏ một điều, đảng Dân chủ xã hội của ông cùng các chí hữu vẫn giữ nguyên bản chất Đảng CS của chủ tịch Hồ Chí Minh và những người trong đảng cùng chí hướng với ông.

Ông Đằng tuy đã nắm giữ nhiều chức vụ như: Phó Tổng Thư Ký Ủy ban Trung Ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, dân chủ và Hòa bình Việt Nam, Nguyên Tổng thư kí Uỷ Ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn Gia Định, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam ở TpHCM. Là đảng viên Đảng CSVN nhưng về uy tín và khả năng chỉ ở mức độ hạn chế, nên khó thu hút, quy tụ, tập hợp lực lượng thành lập 1 chính đảng. Những người cùng chí hướng hầu như đã già (thất thập cổ lai hy), dù có lên tiếng nhưng thực tế “lực bất tòng tâm”, những vị này hầu như không được người dân ủng hộ và mức độ tín nhiệm không cao, chỉ có một số công chức ở TpHCM biết đến, không có tầm ảnh hưởng.

Lực lượng tham gia ủng hộ đảng Dân chủ xã hội không chính danh, không thực tâm, chỉ gây sự ồn ào trên không gian ảo. Ngoài những vị “lãnh tụ già” như đã thấy thì, hầu hết nhóm “dân chủ”, nhóm blogger thì hô hào, ký tá trên không gian ảo thì nhiều, đứng ra công khai thì chả là bao. Nhìn chung chỉ là số người đã bị chính quyền “xử lý”, bất mãn, ký tên và có thêm mớ cơ hội. Số này chỉ theo đóm ăn tàn, trây máu ăn phần, không có bản lĩnh, trình độ, không thực lòng, chủ yếu khi hô khẩu hiệu thì nhiều, nhưng bắt tay làm thì không.

Với quần chúng nhân dân thì họ bàng quang với các vị “cán bộ hưu trí, trí thức” này, vì trước nay không dám lên tiếng, không thấy làm gì có lợi cho dân, nay về hưu “có của ăn của để” hô hào này kia, nên khi hỏi tới thì được cầu trả lời từ người dân là: ôi thôi, hơi đâu, “ma kê nô” tức là “mặc kệ nó”. Hai nữa, truyền thống, phong tục tập quán người Á đông và đặc biệt là người dân Việt Nam không muốn có chiến tranh, muốn yên ổn làm ăn. Đất nước đang bình yên, đang phát triển và cuộc sống đang vào guồng quay. Việt Nam dù kinh tế lúc này đang khó khăn nhưng cơm, cá, thịt, ăn hàng ngày không còn là vấn đề. Bây giờ đã là giai đoạn ăn ngon, mặc đẹp, ăn ở sạch sẽ, mát mẻ, ấm cúng, người dân có việc làm ổn định với công nghệ cao, con cái học hành, chế độ an sinh xã hội được bảo đảm, trẻ em 04- 05 tuổi đã biết sử dụng điện thoại alo, lướt web, chơi face… nên rất ghét các biến cố chính trị, rất ghét xáo trộn xã hội. Hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước và đảng Cộng sản Việt Nam vẫn được đại đa số quần chúng ủng hộ tin theo.

Nhân dân Việt Nam nói chung, kể cả gia đình những vị trí thức kêu gọi, ủng hộ thành lập đảng Dân chủ xã hội đều nặng về truyền thống thống gia đình và không muốn có sự xáo trộn, không muốn anh em, gia đình, con cái bị ảnh hưởng. Chắc chắn việc ra lời kêu gọi thành lập cái đảng Dân chủ xã hội của các vị ít nhiều đã có sự xáo trộn trong chính gia đình các vị, có phải không các vị trí thức, có phải không ông Đằng, ông Nhuận.

Về mặt nội tại, bộ khung, những vẫn đề cốt yếu là chính cương, điều lệ, sách lược, tôn chỉ mục đích… của đảng Dân chủ xã hội các vị đã có chưa?, chắc chắn chưa có gì. Chỉ một sự bốc đồng, lên tiếng thật quá ấu trĩ. Chẳng khác nào các vị “đi trên tàu, thấy Đại Dương đẹp mênh mông, tuyên bố Xây dựng khu du lịch giữa Đại dương, khi trong tay không cầm nổi mái chèo”. Việc quy tụ nhân sỹ trí thức, tập hợp lực lượng (toàn bất mãn, chống đảng, chán đảng) cũng không phải dễ chứ chưa nói tới những người yêu đảng, hy sinh vì đảng cộng sản đối đầu với các vị; hay việc các vị cố gắng làm sao để đưa ra một cương lĩnh, sách lược, đường lối phải “tốt, ưu việt hơn đảng cộng sản” không dễ dàng, không phải như hô hào khẩu hiệu, rập khuân, máy móc hay các ông lại lấy (copy) của đảng khác, nước khác.

Tình hình hiện nay, khả năng hình thành một đảng chính trị đối lập tại Việt Nam sẽ không xảy ra. Nếu có đảng chính trị nhưng nó cùng chung sức với đảng cộng sản như của ông Đằng khó có thể xảy ra hoặc nếu ra đời được thì cũng chẳng nguy hiểm gì cho xã hội. Còn các “đảng ảo” trên mạng thì nếu muốn có thể cho ra đời hàng trăm, hàng ngàn cái đảng. Một số trang mạng, một số trí thức hay cộng đồng mạng và cả báo chí chính thống của đảng CSVN đã có bài viết phản đối ý tưởng của ông Đằng, nhưng nhẹ nhàng, xem đây chỉ là một ý kiến cá nhân, ông không làm được gì. Ông và những người bạn, có cùng ý đồ như ông đã nằm trong “tầm ngắm”, không có gì là bí mật nữa, tất cả đã nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền và nếu thích sẽ “cất vó” các ông bất cứ lúc nào.

Có thể kết luận, việc ông Lê Hiếu Đằng, ông Hồ Ngọc Nhuận và những người chán đảng, bất mãn, bỏ đảng đòi lập ra cái đảng Dân chủ xã hội là không có khả năng hoặc nếu có thì cũng chỉ có danh mà không có thực, không khả thi./.

         Trung Trực

Bình luận về bài viết này