Bài nói chuyện làm nóng rực Hội nghị Người Việt Nam ở Nước ngoài của Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn

Hội nghị người Việt Nam ở Nước ngoài lần 2 kỳ này bỗng dưng từ đâu xuất hiện bất ngờ 1 “ngôi sao” bất đắc dĩ trong hội nghị, bởi vì bài nói chuyện của ông là bài nói chuyện được ủng hộ, phản ứng nồng nhiệt, được quan tâm lắng nghe, và phản hồi tích cực nhất trong tất cả các bài phát biểu, diễn văn trong hội nghị lần này.

Bài nói chuyện giản dị, chân thành, đầy tình cảm yêu nước thiết tha, không giống đang đọc diễn văn mà như đang nói chuyện tự nhiên với quan khách, báo cáo với kiều bào về tình hình Biển Đông, HS-TS, an ninh quốc phòng, và vấn đề đối ngoại với Trung Quốc. Nhiều vấn đề nhạy cảm, những câu chuyện ít người biết và không được đề cập trên báo chí chính thống cũng được nói thẳng ra. Tiếp tục đọc

Hàng Trung Quốc bị tẩy chay trên thế giới

Cả EU và Mỹ đều đã phát động cuộc chiến chống lại hàng hóa Trung Quốc với lý do chính là làm giả quá nhiều và chứa thành phần độc hại cho người sử dụng.

Đầu tháng này, Ủy ban châu Âu (EC) đã tổ chức một cuộc họp báo phát động chiến dịch tẩy chay hàng kém chất lượng, đặc biệt là đồ chơi, có xuất xứ từ Trung Quốc. EU thậm chí đã chi nhiều tiền để làm video quảng cáo cho chiến dịch này.

“Không chỉ đồ chơi Trung Quốc, mà kể cả các sản phẩm như phao trẻ em hay giày dép cũng đều là hàng hóa nguy hiểm”, tờ Germany in Bavaria trích lời Ủy viên Hội đồng công nghiệp châu Âu Antonio Tajani.

Đồ chơi Trung Quốc tràn ngập thị trường châu Âu. Ảnh: CNN
Đồ chơi Trung Quốc tràn ngập thị trường châu Âu. Ảnh: CNN

Tiếp tục đọc

Thông tin kích động chỉ làm phức tạp tình hình biển Đông

Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ cho hay ông hy vọng những tiếng nói tiêu cực, không có lợi cho quan hệ hữu nghị Việt – Trung , kích động hận thù dân tộc trên một số báo và trang mạng của Trung Quốc không phải là tiếng nói chính thống của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc.

Vấn đề này được Đại sứ Thơ đề cập khi ông trả lời báo chí xung quanh chủ đề những diễn biến căng thẳng gần đây ở Biển Đông.

“Việt Nam luôn mong muốn hai bên có nhiều tiếng nói hữu nghị hơn, tích cực hơn, góp phần giải quyết những tranh chấp, bất đồng bằng thương lượng hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, góp phần đưa quan hệ hai nước phát triển ổn định và lành mạnh.” – ông nói trong phỏng vấn do báo Tiền Phong ghi lại.

Điều này đã được ông đề cập trong các cuộc làm việc tại Bắc Kinh. Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cho hay: “Tôi đã nói với phía bạn Trung Quốc về điều đó và khẳng định thông tin không đúng sự thật hoặc kích động chỉ làm phức tạp thêm tình hình”. Tiếp tục đọc

Trung Quốc bối rối trước tấm bản đồ cổ

Thông tin về tấm bản đồ đời nhà Thanh không có Hoàng Sa, Trường Sa do truyền thông Trung Quốc đăng tải thu hút chú ý của dư luận nước này.

Mấy ngày qua, trên các diễn đàn mạng Trung Quốc liên tục nổ ra tranh luận về Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ do nhà Thanh xuất bản năm 1905. Như các báo Việt Nam đã đưa tin, tấm bản đồ thể hiện rõ biên giới phía nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam là hết. Đây là một bằng chứng không thể chối cãi, có giá trị lịch sử, pháp lý để phản bác các tuyên bố sai trái lâu nay của Trung Quốc về 2 quần đảo của Việt Nam. Mới đây, tấm bản đồ vừa được TS Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu Viện Hán Nôm, trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Sau đó, hàng loạt cơ quan truyền thông Trung Quốc, lớn có Đài Phượng Hoàng, mạng tin Sina, nhỏ có báo mạng Stockstar, mạng Tân Lãng, đều đăng lại thông tin về Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ. Theo thống kê, bản tin kèm video của Đài Phượng Hoàng và Sina tường thuật quang cảnh buổi lễ trao tặng nói trên đã thu hút gần nửa triệu lượt xem chỉ sau 2 ngày. Các báo đài này còn giới thiệu tỉ mỉ về tấm bản đồ cũng như dẫn lời TS Mai Hồng và các chuyên gia, học giả Việt Nam về giá trị, ý nghĩa của nó. Trong bản tin, Stockstar dùng cả tên Hoàng Sa và Trường Sa thay vì những cách gọi ngụy xưng Tây Sa, Nam Sa.  Tiếp tục đọc

Trung Quốc đưa tin về bản đồ nhà Thanh không có Hoàng Sa

Dư luận Trung Quốc quan tâm theo dõi việc Việt Nam công bố bản đồ cổ chứng mình chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.

Các cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc như Sina, Ifeng, Stockstar tường trình việc Việt Nam tìm thấy bản đồ thời nhà Thanh của Trung Quốc, chứng minh quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam. Nhiều báo khác của Trung Quốc sau đó đăng tải lại thông tin này.

Bản tin của đài Phượng Hoàng (Ifeng) tường thuật quang cảnh buổi lễ trao bản đồ cổ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm 1904 của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng trao tặng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

Ifeng dẫn nguyên văn lời tiến sĩ Hồng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam, nguyên trưởng phòng tư liệu thư viện của Viện Hán – Nôm, về giá trị lịch sử và nội dung không thể chối cãi của bản đồ do chính Trung Quốc thực hiện.

Hình ảnh tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” đăng trên trang tin tức quân sự của Sina (ảnh: Sina)

Tiếp tục đọc

Sách Trắng Nhật Bản tố cáo Trung Quốc uy hiếp thế giới

 

Báo chí Nhật Bản mới đây cho biết, Sách Trắng quốc phòng năm nay của nước này tố cáo Trung Quốc uy hiếp thế giới, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục leo thang; các học giả Trung Quốc đề nghị chính phủ ở Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Lưu Cầu của Nhật Bản, kể cả đảo Okinawa vốn là nơi có nhiều căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ.

Hải quân Trung Quốc (Ảnh: Internet)

Tiếp tục đọc

CÁI GỌI LÀ LÒNG YÊU NƯỚC

CÁI GỌI LÀ LÒNG YÊU NƯỚC

Tôi đi công tác ở Trường Sa 16 ngày về, lạc hậu thông tin vô cùng. Nhưng một trong những tin tức cập nhật đầu tiên khi chuẩn bị về đến đất liền là “những lời kêu gọi xuống đường “tuần hành” (hoặc cái gọi là “biểu tình”) phản đối Trung Quốc. Mục đích chính của cuộc kêu gọi lần này thoạt nghe có vẻ rất hay: phản đối sự khiêu khích của Trung Quốc đối với biển Đông bằng việc mời thầu các lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của chúng ta và ủng hộ Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc Hội thông qua.
Mặc dù về đến nhà đã khá khuya, mặc dù còn bộn bề công việc riêng sau chuyến đi dài ngày, tôi vẫn cố dành thời gian lướt qua hàng chục trang web để nắm “tinh thần” của cuộc phát động lần này. Và sáng nay, sau khi mọi chuyện đã xảy ra, tôi có một vài suy nghĩ xin mạo muội nói thẳng: Một lần nữa, lòng yêu nước của nhiều người dường như đã bị lợi dụng. Tôi có lý do để nói thế vì:
Thứ nhất, động thái khiêu khích vừa rồi của Trung Quốc nằm trong chuỗi các động thái với mưu đồ độc chiếm biển Đông và “nắn gân” các nước có tranh chấp rất tinh vi. Tuy nhiên, cách thể hiện sự khiêu khích của Trung Quốc chỉ là những lời tuyên bố. Theo thông lệ Quốc tế, hành xử của Việt Nam trước sự khiêu khích này không thể nào khác hơn ngoài những tuyên bố phản đối của các Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và Nhà nước ta đã thực hiện đúng với những gì cần làm. Các bạn có thể thấy:
– Trung Quốc tuyên bố lập “thành phố Tam Sa” ở cấp vùng (Trung Quốc từng có ý định lập thành phố Tam Sa ở cấp huyện, nhưng sau đó hủy bỏ quyết định trắng trợn này) nhằm quản lý các quần đảo trên Biển Đông, ngay lập tức, lãnh đạo Khánh Hòa và Đà Nẵng lên tiếng phản đối Trung Quốc, khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không tách rời của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng kịch liệt lên án việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Tiếp tục đọc

Biên tập viên Tân Hoa xã phản đối ‘thành phố Tam Sa’

Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc.

Gần đây khi tình hình Biển Đông căng thẳng, nhất là sau khi Trung Quốc có những bước đi ngang ngược, bất chấp lẽ phải và sự thật như khẳng định yêu sách về “Đường Lưỡi bò”, lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa”, biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa”…

Nhà báo Chu Phương

Nhà báo Chu Phương sinh năm 1960, Cử nhân Anh văn (1982), Thạc sỹ Báo chí truyền thông (1989), từ 1989 đến nay là biên tập viên công tác tại Ban biên tập đối ngoại của Tân Hoa xã. 

Thành phố Tam Sa – Trò cười quốc tế

Ông là một nhân vật nổi tiếng có quan điểm thẳng thắn trong làng báo Trung Quốc, hồi tháng 3 năm nay, từng gây chấn động dư luận bởi là người viết những bài đầu tiên đăng trên Blog Sina.com phê phán Bạc Hy Lai và “mô hình Trùng Khánh” ngay từ khi nhân vật này còn đang trên đỉnh cao danh vọng và quyền lực.
Tiếp tục đọc

Vì sao Hun Sen đổi thái độ với VN?

Vì sao Hun Sen đổi thái độ với VN?

Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy

Ông Hun Sen từng được Việt Nam đưa về lãnh đạo Campuchia sau thời Pol Pot

Hôm 13 tháng 7 năm nay, Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 45 tổ chức tại Phnom Penh chấm dứt trong không khí chia rẽ gay gắt và thái độ của Campuchia trong vụ việc này đã làm nhiều người kinh ngạc.

Dư luận tố cáo Campuchia là con ngựa mồi của Trung Quốc, là kẻ phá vỡ khối đoàn kết ASEAN.

Nhưng thực ra Campuchia không phải là con sâu làm rầu nồi canh hay con ngựa mồi của Trung Quốc.

Tiếp tục đọc

Kịch bản xấu ở Biển Đông

Nhìn vào toàn bộ căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines về bãi đá cạn trên biển và các chiến dịch ngoại giao truyền thông trong những ngày gần đây giữa Bắc Kinh và Hà Nội, các chuyên gia phân tích chiến lược và các nhà ngoại giao thấy rõ nguy cơ của một cuộc tranh chấp leo thang về khai thác dầu khí quốc tế tại biển Đông.

Không khó để tưởng tượng ra các kịch bản xấu nhất: sự thăm dò kình địch liên quan đến tài sản của các công ty quốc tế và được sự hỗ trợ của các tàu hải quân và tàu bán quân sự, tất cả ẩn chứa nguy cơ xảy ra sự cố cũng khi nó liên quan đến các nước lớn hơn. Một tùy viên quân sự kỳ cựu nhận định: “Chúng ta đang nói đến một thùng thuốc súng…và nó có thể là rất to. Căng thẳng liên quan đến thăm dò dầu khí có thể dễ dàng trở thành một cái gì đó tồi tệ hơn thế nhiều”.

Động thái hồi cuối tuần trước của Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC), nhằm mời thầu quốc tế đối với các lô dầu khí đang được các công ty quốc tế thăm dò theo các thỏa thuận với Việt Nam (vốn nằm trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam – người dịch), là một bằng chứng cho thấy Bắc Kinh ngày càng quan tâm hơn đến vùng biển đang tranh chấp ngay cận kề một số hải trình bận rộn nhất thế giới.

Trong nhiều năm liền, Bắc Kinh đã phản đối, cả công khai và không chính thức, các thỏa thuận thăm dò dầu khí giữa Việt Nam và một số công ty dầu khí lớn nhất thế giới ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam và nằm trong vùng biển mà đường lưỡi bò gây tranh cãi của Trung Quốc đi qua. Thông điệp của Bắc Kinh rất rõ: các công ty vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và làm phương hại tới lợi ích của Trung Quốc. Hà Nội tất nhiên không đồng ý với việc này.

Một số công ty, trong đó có hãng dầu lửa khổng lồ BP của Anh, đã rút lui. Hãng dầu lửa lớn nhất thế giới ExxoMobil của Mỹ vẫn tiếp tục hợp đồng, trong khi các công ty dầu khổng lồ của Ấn Độ, Nga và Nhật Bản đã vào cuộc. Tiếp tục đọc

Hải quân Trung Quốc ra sức “ngoại giao tàu chiến”

(GDVN) – Hiện nay, Trung Quốc đang đẩy mạnh “ngoại giao tàu chiến” để tuyên truyền hình tượng “hòa bình” của Trung Quốc trên thế giới.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ hộ tống tại vịnh Aden và vùng biển Somalia, vừa qua, tàu “Vũ Hán” và tàu “Ngọc Lâm” của Biên đội hộ tống số 9 – Hải quân Trung Quốc đã lần lượt tiến hành chuyến thăm hữu nghị 5 ngày tới Kuwait (từ ngày 27/11-1/12) và Oman (từ ngày 3 – 8/12).

Biên đội hộ tống số 9 của Hải quân Trung Quốc thăm Kuwait

Tiếp tục đọc

Vùng đặc quyền kinh tế theo báo chí năm 2010

Tài liệu tham luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ ba, chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 4-5 tháng 11 năm 2011

TS. Koh Choong-suk và Ông Yearn Hong Choi

Tiến sĩ Koh, nguyên Hiệu trưởng Đại học Quốc gia Cheju, là Chủ tịch của Hiệp Hội Nghiên cứu Ieodo (Society of Ieodo Research) và Tiến sĩ Choi là học giả cao cấp của Hiệp Hội Nghiên cứu Ieodo và Nghiên cứu viên của Hiệp hội Nghiên cứu của các chuyên gia tư vấn năm đại dương (Research Assoiate of Five Oceans Consultants), Hoa Kỳ. Tiếp tục đọc

THẤT BẠI TẠI BIỂN ĐÔNG, TQ VẪN CHÌM TRONG GIẤC MỘNG

(VTC News) – “Dường như không một quốc gia nào ủng hộ lập trường cũng như lối hành xử của Trung Quốc.” Bài viết của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore, Trịnh Vĩnh Niên trên Liên hợp Buổi sáng phân tích về nguyên nhân thất bại cũng như đối sách cho Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Thất bại tại Biển Đông, TQ vẫn chìm trong giấc mộng
Bài viết do Nghiên cứu Biển Đông thực hiện.
Thời gian gần đây, mọi người đều vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, đã bao nhiêu năm nay, song song với sự trỗi dậy của Trung Quốc là chuỗi “liên hoàn bại trận” của chính nước này trong các vấn đề về Biển. Đặc biệt bắt đầu từ năm ngoái, xu hướng này ngày càng hiện ra rõ ràng hơn.

Trung Quốc đã nỗ lực theo đuổi chiến lược “Trỗi dậy hòa bình” (Phát triển hòa bình) ngay sau công cuộc cải cách mở cửa. Trên rất nhiều phương diện, Trung Quốc đã từ bỏ chính sách chủ nghĩa đơn phương vốn đã tuân thủ từ rất lâu trước đó, đồng thời phát triển quan hệ hữu nghị đa phương với các nước ASEAN. Khu vực tự do thương mại Trung Quốc-ASEAN cũng đã bắt đầu có hiệu lực. Trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc đã đề xuất chủ trương “Gác tranh chấp chủ quyền, cùng khai thác chung”. Tiếp tục đọc

Khía cạnh luật Quốc tế của việc tàu Trung Quốc cắt dây tàu Việt Nam Bình Minh 02

Luật sư TẠ VĂN TÀI

Kẻ yếu như ASEAN hay Việt Nam nói riêng, cần phải tạo ra hay dựa vào luật pháp, là khí giới của kẻ yếu nhưng có chính nghĩa, để buộc Trung Quốc, khiến họ không làm được chuyện “la raison du plus fort est toujours la meilleure” (lý do của sự mạnh nhất luôn luôn là tốt nhất).

Tiếp tục đọc